Tạo ta sự tự chết theo chu trình của tế bào (Apoptosis) trong các tế bào ung thư.
Nâng cao khả năng miễn dịch, ức chế sự hình thành và phát triển các mạch máu mới (Angiogenesis).
Giảm các tác dụng phụ của hoá trị liệu và phóng xạ trị liệu.
LỜI TỰA
Tôi rất mừng vì cuốn sách nhỏ này được xuất bản bằng tiếng Anh.
Thực ra, trước đây, tôi không tin vào bất kỳ thành phần bổ sung cho khẩu phần ăn nào.Tuy nhiên, Fucoidan đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ của mình.
Tôi đã bắt đầu sử dụng Fucidan làm thuốc chữa bệnh ung thư ở Nhật Bản.Từ khi sử dụng Fucoidan, tôi lại nhìn thấy các bệnh nhân của tôi cười. Mục đích của phương pháp điều trị ung thư này không chỉ ngăn chặn hay loại trừ ung thư mà còn duy trì một cuộc sống tốt cho các bệnh nhân và gia đình người bệnh. Tôi luôn hài lòng khi nhìn thấy nụ cưới trở lại trên khuôn mặt của các bệnh nhân. Hơn thế nữa, tôi rất vui khi nghe được những phản hồi đáng mừng từ phía những bệnh nhân của tôi khi khối u của họ đã bị ức chế và đã giảm, đồng thời các tác dụng phụ của hoá trị liệu và phóng xạ trị liệu cũng giảm. Điều quan trọng là điều trị cho các bệnh nhân có hiệu quả, loại bỏ hoặc giảm được các tác dụng phụ.
Do đó, tôi rất vui mừng được giới thiệu Fucoidan – loại thực phẩm tuyệt vời này không chỉ cho người Nhật mà còn cho cả người Mỹ.
Tiến sỹ Daisuke Tachikawa
Tháng 3 năm 2007
Bản quyền © năm 2007 thuộc về Daisuke Tachikawa.
Cuốn sách đã được đăng ký bản quyền. Không ai có quyền tái xuất bản, lưu trữ hoặc chuyển thể dưới bất kỳ hình thức nào mà không được sự đồng ý của tác giả.
Thông tin của cuốn sách này chỉ được sử dụng cho các mục đích giáo dục và nó không được khuyên dùng trong các phương pháp trị bệnh hoặc chuẩn đoán bệnh. Tất cả các vấn đề liên quan đến sức khoẻ thể chất và tinh thần cần được một bác sỹ y tế am hiểu về cách điều trị từng căn bệnh riêng tư vấn. Cả nhà xuất bản và tác giả đều không chịu trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp về việc khuyên dùng hay kê bất kỳ đơn thuốc nào hay phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào cho những người tự sử dụng phương thức ghi trong cuốn sách này để chữa trị.
In tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Nội dung
Lời giới thiệu …………………………………………………………..4
Fucoidan là gì? …………………………………………………………4
Ba khả năng chính của rong biển “Fucoidan” …………………………5
Khả năng 1 Tạo ra sự tự chết theo chu trình của tế bào (Apoptosis) một cách .
đáng ngạc nhiên ………………………………………………………………5
Khả năng 2 Nâng cao sự “miễn dịch” để tiêu diệt ung thư …………10
Khả năng 3 Ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới bằng việc lấy
Đi các tế bào ung thư và cung cấp các chất dinh dưỡng ……………..22
Phỏng vấn Bác sỹ ung thư Tachikawa ………………………………..26
Trường hợp lâm sàng 1 Ung thư dạ dày (Stomach cancer) …………26
Trường hợp lâm sàng 2 Ung thư buồng trứng (Ovarian cancer)..……28
Trường hợp lâm sàng 3 Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer) …..30
Khả năng kỳ diệu khác của Fucoidan …………………………………31
Luận án về tác dụng chống u bướu của Fucoidan………………………31
Các câu hỏi thường gặp về Fucoidan…………………………………..32
Lời giới thiệu
OKINAWA- ĐẢO ĐẸP, LÂU ĐỜI NHẤT Ở NHẬT BẢN. Okinawa, đảo cực nam của Nhật Bản, nổi tiếng là “quần đảo đẹp, lâu đời nhất ở Nhật Bản”.Đây cũng là nơi có tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư thấp nhất Nhật Bản. Một trong nhũng nguyên nhân giúp giảm tỉ lệ tử vong này là thói quen ăn uống đặc biệt của người dân Okinawa. Thành phần chủ yếu khi chế biến món ăn của người dân Okinawa là các loại rong biển như kombu (laminaria japonica), mozuku (nemacystus pinnaifida, gần rễ). Kombu thường có ở vùng biển phía bắc quanh đảo Hokkaido. Tuy nhiên, trong suốt giữa thời kỳ Edo (khoảng nữa đầu thế kỷ 18), người Nhật Bản đã xuất khẩu kombu sang Nhà Thanh (Trung Quốc bây giờ). Khi đó, Okinawa trở thành một cảng biển để vận chuyển kombu sang Nhà Thanh. Chính vì thế kombu trở thành thực phẩm phổ biến ở Okinawa và là một thành phần quan trọng trong món ăn truyền thống của người Okinawa.
Trong khi những người dân trên đảo Honsu (hòn đảo lớn nhất Nhật Bản) thường dùng kombu để nấu súp rau thì những người Okinawa lại thường ăn sống kombu. Khi ăn sống như vậy, tất cả các chất dinh dưỡng tự nhiên được đưa vào cơ thể và được hấp thụ toàn bộ.
Okinawa là khách hàng mua kombu lớn nhất Nhật Bản. Hơn thế nữa, người ta cho rằng lượng mozuku được tiêu thụ tại Okinawa nhiều gấp mười lần so số lượng được tiêu thụ tại các nơi khác. Chúng tôi thường bầy mozuku trong một cái đĩa nhỏ và dùng kèm với rượu Sake. Tuy nhiên, tại Okinawa, mozuku lại thường được nấu trong súp miso hoặc zosui (một loại cháo đặc gồm rau và gạo của Nhật Bản). Chắc hẳn mọi người đã nghe thấy đâu đó nói rằng tảo biển tốt cho cơ thể vì nó giàu vitamin cũng như iot, canxi, mangan, sắt, kẽm, kali, và các khoáng chất khác. Khi phát triển, rong biển hấp thụ nhiều khoáng chất tan trong nước biển vì thế, tự nhiên chúng giàu khoáng sản. Thực chất, rong biển tập trung tất cả những chất tốt có trong nước biển.
Dựa trên thành phần sắc tố, rong biển được phân loại thành tảo nâu, tảo đỏ, tảo xanh lục, tảo xanh lá cây. Nhóm tảo nâu bao gồm kombu, wakame, hijiki (hijikia hình thoi) và mozuku, trong khi đó, tảo đỏ có tengusa (thạch trắng) và amanori (đá Pocfia). Tảo xanh lục có aonori (rong biển xanh) và aosa (rau diếp biển), và tảo xanh lá cây có kudamo (Lynbya confervoides) và higemo (Rivularia). Các cây lớn lên nhờ sự quang hợp và rong biển dưới đại dương cũng tạo ra sự quang hợp. Tảo xanh lá cây – tự mình bám chặt vào đá và các thành tường tại bến cảng – còn tảo xanh lục mọc ở những vùng biển thấp nơi chúng có thể nhận được đủ ánh nắng. Trong khi tảo đỏ có thể tự tạo ra sự quang hợp khi có một chút ánh sáng nhỏ xuất hiện ở những vùng nước sâu hơn thì tảo nâu thường sống ở những vùng nước có độ sâu trung bình.
Con người của thời kỳ hiện đại có chế độ ăn không cân bằng, thiếu các vitamin và khoáng chất, và sự thiếu cân bằng này tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển. Tuy nhiên, kombu, mozuku, và các loại rong biển khác lại cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Chính vì thế người ta cho rằng rong biển có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tìm hiểu một cách đơn giản các đặc tính tốt tự nhiên của rong biển không tiết lộ cho thấy bí quyết sống lâu của người dân Okinawa. Chìa khoá của bí mật này nằm ở Fucoidan.
Fucoidan là gì?
Fucoidan mới được phát hiện gần đây và được giới y học chú ý đến. Khá nhiều người biết rằng nấm mỡ (agaricus blazei murill) là một loại nấm có chứa chất chữa ung thư. Tuy nhiên, Fucoidan vừa có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể giống như nấm mỡ (agarius) vừa có thể tạo ra chất chống ung thư bằng cách tạo ra apoptosis (sự tự chết theo chu trình của tế bào). Fucoidan có trong tảo biển (tảo nâu) như mozuku (nemacystus decipiens), mekabu (phần nhăn gần rễ của tảo bẹ loại wakame hoặc undaria pinnatifida) và kombu (laminaria japonica). Thành phần “nhựa” của rong biển rất giàu Fucoidan – một thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm polysaccarit (polysaccharides) có chứa nhiều đường fucoza sunfat.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy polysaccarit, một loại sợi thức ăn có trong tảo nâu, mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ cho con người. Polysaccarit do các sacarit đơn như glucoza, xyloza và galactoza tạo thành. Chúng được coi là “các chất có hoạt tính sinh học”mà đang thu hút được nhiều sự chú ý. Nhiều người trong số các bạn đã nghe nói đến tác động chống ung thư của “β-glucan” có trong nấm mỡ và fomes yucatensis. Chất “β-glucan” này cũng là một polysaccarit.
Các loại tảo konbu, mozuku, và mekabu (phần giống như nếp gấp ở gần rễ của tảo bẹ loại wakame) đều có một đặc điểm chung đó là trơn và dính. Thành phần chính khiến tảo biển trơn chính là “fucoidan”- một loại polysaccarit khác do nhiều mắt xích liên quan đến một loại đường có tên gọi là “fucoza” tạo thành. Điểm khác biệt chính giữa fucoidan và các polysaccarit khác là fucoidan chứa nhiều các nhóm sunfat (SO42-). Từ thuật ngữ nhóm “sunfat” bạn có thể nghĩ đến
axit sunfuric (H2SO4), một chất lỏng có nồng độ axit mạnh làm tan chảy các kim loại như vàng, platinum, và cũng làm cháy da chúng ta. Tuy nhiên, nhóm sunfat là một chất hoàn toàn khác so với axit sunfuric. Nó là chất tạo ra nhựa của rong biển.
Ba khả năng chính của rong biển “Fucoidan”
Làm cho các tế bào ung thư tự chết.
CHẤT NHỜN NÀY KHIẾN CÁC TẾ BÀO UNG THƯ YẾU DẦN VÀ TỰ CO LẠI. Hãy cùng xem xét “ba khả năng” này của “Fucoidan”.
Bí ẩn về khả năng “chống ung thư” có một không hai của “fucoidan”.
Fucoidan đã cho thấy rất nhiều các tác dụng dược lý. Điều này, đã khuyến khích các nhà nghiên cứu tiến hành thêm những cuộc thí nghiệm và nghiên cứu về fucoidan với hy vọng tìm thêm được những khả năng mới của fucoidan giúp cho việc điều trị ung thư. Những nghiên cứu và các cuộc thí nghiệm trên động vật, v.v.. cho thấy rằng fucoidan thực sự có ảnh hưởng đến điều trị ung thư.
Không giống như các chất bổ sung sức khoẻ truyền thống khác thường đưa ra các tác dụng chống ung thư thì hiệu quả của fucoidan gồm ba chức năng. Đó là:
1 Tạo ra sự tự chết theo chu trình của tế bào (Apoptosis) trong các tế bào ung thư
2 Nâng cao khả năng miễn dịch
3 Ức chế sự hình thành và phát triển các mạch máu mới (Angiogenesis)
Người ta cho rằng ba chức năng này khiến các tế bào ung thư tự nhiên yếu đi và co lại, thậm chí chết đi. Vì thế, hãy cùng trao đổi đôi chút về “ba khả năng chống ung thư” có một không hai này của fucoidan.
Khả năng 1 Tác dụng tạo ra sự tự chết theo chu trình của tế bào (Apoptosis) một cách đáng ngạc nhiên.
Các tế bào thường chết theo hai cách: Một là “apoptosis” (tự chết theo chu trình) và hai là “necrosis” (hoại tử).
Hoại tử là một dạng của tế bào chết trong đó một tế bào bị tổn hại và sau đó chết đi. Nó được coi như là một cái chết bất thường của một tế bào do các yếu tố bên ngoài gây ra như bỏng hay nhiễm trùng do vi khuẩn. Hoại tử khiến màng tế bào xẹp xuống. Nó cũng gây ra sự đốt nóng hoặc chứng viêm nhiễm cho các biểu bì xung quanh.
Ngược lại, “apoptosis”(sự tự chết theo chu trình của tế bào) lại là hiện tượng mà các nhân tế bào co lại và bản thân các tế bào trở nên nhỏ hơn và thậm chí tách thành các mảnh nhỏ. Sau đó, các mảnh tế bào nhỏ này bị các tế bào thực bào nuốt và xử lý. Do đó, apoptosis không gây ra chứng viêm nhiễm hoặc các tác hại khác cho các biểu bì xung quanh. Thông thường, mỗi tế bào đã được lập trình trong ADN của nó để trải qua quá trình apoptosis. Người ta cho rằng khi một tế bào liên kết với một virut, chất chống chuyển hoá hoặc các chất gây nghiện khác, tế bào NK hoặc tế bào diệt T (killer T) thì chương trình này sẽ bắt đầu hoạt động và các tế bào sẽ trải qua quá trình apoptosis.
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng “tất cả các tế bào đều được lập trình để chết đi”. Tuy nhiên, cơ chế “tự tiêu diệt của các tế bào” là một hiện tượng rất quan trọng trong hoạt động tự nhiên. Các tay và chân của một bào thai người có hình của một cái xương mỏng dẹt, nhỏ và đơn giống như chân của một con chim nước với những ngón chân có màng. Khi bào thai lớn lên trong tử cung của người mẹ, các màng được cắt và tách ra để tạo ra các ngón tay và chân riêng rẽ. Lúc này, các tế bào tạo thành các màng giữa các ngón chân /ngón tay tự nhiên biến mất do quá trình apoptosis. Khi một con nòng nọc lớn lên và trở thành một con cóc, cái đuôi của nó tự nhiên mất đi. Sau khi một sâu bướm biến thành một con bướm, nó không còn các tế bào cơ và tế bào thần kinh giúp nó cử động trong thời kỳ là sâu. Hiện tượng này có được là nhờ sự tự chết theo chu trình của tế bào (apoptosis).
Ngoài những biến đổi vô hình này, còn có rất nhiều những biến đổi vô hình khác xuất hiện trong cơ thể chúng ta mỗi ngày do sự tự chết theo chu trình của các tế bào. Trong nhiều trường hợp, sự tự chết theo chu trình của tế bào (apoptosis) liên quan đến quy trình đào thải khỏi cơ thể chúng ta những tế bào già không còn cần thiết nữa.Các biểu bì mà sản sinh ra máu cũng trải qua quá trình apoptosis. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta sản sinh ra một lượng tế bào máu nhất định, nhưng các nguyên hồng cầu, bạch cầu trung tính thừa và các tế bào máu trắng khác được đào thải khỏi cơ thể qua quy trình lựa chọn tự nhiên bằng quá trình apoptosis.
Apoptosis tạo ra các tác động khiến các tế bào ung thư tự nhiên chết đi.
Các tế bào trở thành ung thư bị biến dạng so với các tế bào thường. Nếu cơ chế apoptosis hoạt động bình thường thì những tế bào này sẽ tự chết đi giống như các tế bào thường. Tuy nhiên, các tế bào ung thư không thể tự chết đi bởi sự tự chết theo chu trình của tế bào (apoptosis) của nó không thể hoạt động được nữa. Các tế bào bình thường có một vòng đời nhất định và sẽ không thể tiếp tục phân chia mãi. Ngược lại, các tế bào ung thư sẽ tiếp tục phân chia và phát triển mãi mãi.Các tế bào ung thư không hề có vòng đời và người ta cho rằng chúng gần như sống mãi. Các tế bào “ung thư biểu mô cổ tử cung” do phòng thí nghiệm của Mỹ lấy được năm 1951 đã được nuôi tại các phòng thí nghiệm trên toàn Thế giới và đến nay chúng vẫn sống và phát triển. Ngày nay, các tế bào này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Khả năng tồn tại mạnh mẽ của chúng gây nhiều khó khăn cho việc điều trị ung thư.
Các tế bào ung thư cũng “di chuyển” khắp mọi nơi trên cơ thể thậm chí cả những vị trí rất xa, thông qua những khối u bạch huyết và các mạch máu được nối với điểm đầu tiên của ung thư. Sau khi đến một vị trí mới, các tế bào ung thư mọc rễ và bắt đầu tạo ra những thương tổn mới. Đây là nguồn gốc “sự di căn” của ung thư. Nếu ung thư di căn đến nhiều vị trí hoặc tới những vị trí mà không thể phẫu thuật để loại bỏ những thương tổn của ung thư thì việc điều trị sẽ cực kỳ khó khăn.
Giả sử rằng phẫu thuật đã loại bỏ tất cả các thương tổn của ung thư. Thậm chí nếu chỉ còn một tế bào ung thư thì tế bào này sẽ lại tái tạo và di căn, cuối cùng lại tàn phá cơ thể chúng ta. Đó là những gì chúng ta gọi là “sự tái phát” của ung thư. Ung thư rất khác so với các bệnh khác ở chỗ nó có thể di căn và tái phát và triệu chứng này có thể được lặp lại. Nếu chúng ta có thể tìm thấy một chất mà loại trừ được các tế bào ung thư rắc rối này bằng cách tạo ra sự tự chết theo chu trình của tế bào (apoptosis) thì những chất này chăc chắn sẽ tạo ra thuốc chống ung thư hữu hiệu. Tuy nhiên, sẽ chẳng có nghĩa lý gì để đề cập đến những chất này khi chúng cũng làm cho các tế bào bình thường trải qua quá trình apoptosis.
Một trong rất nhiều nguyên nhân tại sao fucoidan lại được chú ý nhiều đến vậy là bởi khả năng khiến“duy nhất” các tế bào ung thư tự chết theo chu trình. Các tác dụng phụ của thuốc và các thành phần tạo ra sự tự chết theo chu trình đã gây ra nhiều lo lắng. Nhưng với fucoidan, người ta hoàn toàn không phải lo lắng gì bởi nó là một chất tự nhiên sống dưới biển. Bạn sẽ không bao giờ gặp phải những vấn đề về sức khoẻ do ăn quá nhiều mozuku: Cơ thể của chúng ta có thể tiêu hoá fucoidan một cách an toàn. Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ 55 của Hiệp hội Ung thư Nhật Bản vào năm 1961, các khán giả đã chú ý đến một báo cáo trong đó các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng fucoidan không chỉ khiến các tế bào ung thư tự chết theo chu trình mà còn không hề để lại hậu quả gì cho các tế bào bình thường. Báo cáo này đã khiến các nhà nghiên cứu bắt đầu tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm và nghiên cứu và những kết quả khả quan đã lần lượt được công bố. Phương pháp điều trị ung thư truyền thống theo phương thuốc tây gồm “ba liệu pháp chính” được nghiên cứu để “giết các tế bào ung thư bằng các phương pháp nội khoa” như “mổ để loại bỏ các thương tổn của ung thư”, “sử dụng các thuốc chống ung thư để làm yếu và tiêu diệt các tế bào ung thư” và “dùng các tia bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư trung tâm”.
Ba liệu pháp này không chỉ ảnh hưởng đến các tế bào ung thư mà còn gây tác hại cho các tế bào thường ở một mức độ nhất định. Chính vì thế các liệu pháp này đều gây ra các tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, nôn, mất cảm giác thèm ăn và mệt mỏi cũng như mất dần CLCS (chất lượng cuộc sống).
Ngược lại, “tác dụng tạo ra sự tự chết theo chu trình” của fucoidan chỉ khiến cho các tế bào ung thư “tự chết”. Giới y học đang chú ý nhiều đến Fucoidan bởi vì nó phối hợp với các phương pháp điều trị ung thư truyền thống mà không cần bất kỳ hạn chế nào.
Sự tự chết theo chu trình (Apoptosis) được miêu tả như là “cái chết đã được lập trình sẵn của tế bào”. Nó là một phần trong cơ thể phát triển của các tế bào bình thường, nhờ đó các tế bào không cần thiết hoặc các tế bào có hại sẽ bị loại trừ. Các mô bình thường giữ lại homeostatic bằng cách duy trì sự cân bằng về tăng trưởng của tế bào và sự tự chết theo chu trình khiến các tế bào chết đi. Chúng tôi cũng đã biết được rằng Apoptosis đã khiến một con nòng nọc bị mất đuôi khi nó trở thành một con cóc.
Tuy nhiên, với các tế bào dị thường thì hành động “ức chế sự tự chết theo chu trình của tế bào” sẽ là nguyên nhân khiến các tế bào này biến đổi thành ung thư và tạo ra sự lan truyền dưới hình thức di căn. Nhiều nghiên cứu vẫn được tiến hành nhằm hiểu rõ cơ chế apoptosis yếu và làm các tế bào ung thư co lại như thế nào. Cơ chế này có thể được lý giải dựa trên những kết quả nghiên cứu được như sau:
Hình 1
Mô hình tự chết theo chu trình: Làm thế nào để một tế bào dẫn đến tự huỷ diệt
NK cell: Tế bào NK
Target: Tế bào mục tiêu
Có những công tắc khởi sự“tín hiệu tự hủy diệt” tại bề mặt của mỗi tế bào (được hiển thị trong hình là: “Y”). Khi một trong những sự bật công tắc này được kích hoạt, nhân tế bào sẽ bị vỡ ra từng mảnh và các tế bào sẽ dần dần chết đi. Đây được xem như là quá trình “rau biển fucoidan” giết chết các tế bào ung thư
Nguồn: Mebio, 1995, Sự nhìn y học Co., Ltd.
1 Một nhân tố tạo ra sự tự chết theo chu trình của tế bào khởi động công tắc tự hủy diệt trong một tế bào ung thư và do đó ngăn chặn sự tổng hợp các ADN trong tế bào.
2 Các tế bào diệt tự nhiên NK và tế bào diệt T phóng ra Perforin để phá huỷ lớp màng tế bào của một tế bào ung thư khiến tế bào ung thư chết đi. Cũng như vậy, các tế bào diệt T cũng phóng ra gramzyme khiến các tế bào ung thư tự chết theo chu trình bằng cách phá huỷ các gen ung thư.
3 Fucoidan kích hoạt các caspase (= một enzyme phân giải protein được tìm thấy trong các tế bào của một tế
bào ung thư và do đó khiến tế bào ung thư này tự chết theo chu trình).
Cho dù fucoidan tiếp tục tác động rõ ràng tới Fas (= thụ thể màng tế bào ung thư) như thế nào để kích hoạt caspase vẫn chưa được tiết lộ một cách chi tiết và các nghiên cứu vẫn được tiến hành, thì các lý do nêu trên đã đưa ra những giải thích rõ ràng tại sao các tế bào ung thư tự chết đi. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng Fucoidan đóng vai trò lớn trong cơ chế khiến các tế bào ung thư tự chết theo chu trình.
Hình 2
Hoạt động gây ra sự tự chết theo chu trình
(Rau biển fucoidan cung cấp “nhân tố tạo ra sự tự chết theo chu trình của tế bào”, tác động vào những tế bào ung thư một cách trực tiếp . Khi rau biển fucoidan kích hoạt “tín hiệu tự huỷ diệt” trên các tế bào ung thư, các tế bào ung thư sẽ bắt đầu “tự hủy diệt” và sau đó tự nhiên biến mất)
▪ Once a self-destruction switch is activated, a cancer cell will disappear naturally
(Mỗi lần sự chuyển đổi tiêu huỷ được kích hoạt, thì một tế bào sẽ tự nhiên biến mất) .
▪ I am pressing the self-destruction button (Tôi đang nhấn vào nút tự huỷ)
Fucoidan trong mozuku cho thấy tác động tạo ra sự tự chết theo chu trình mạnh mẽ.
LÀM CHO CÁC TẾ BÀO UNG THƯ TỰ CHẾT THEO CHU TRÌNH….Vậy làm sao chúng ta có thể khẳng định rằng tác dụng này thực sự xảy ra? Để trả lời cho câu hỏi này, giáo sư Hiroshi Taguchi công tác tại khoa Tài nguyên sinh học (sinh vật học phân tử và tế bào) của trường Đại học Mie đã tiến hành một cuộc thí nghiệm. Trong thí nghiệm này, giáo sư đã lấy một bình dung dịch có chứa fucoidan hoà tan trong nước muối được trộn với một dung dịch cấy có chứa các tế bào ung thư của người. Đồng thời giáo sư cũng lấy một bình dung dịch nước muối không có fucoidan làm dung dịch mẫu và cũng đem trộn với các tế bào ung thư của người giống như vậy. Khi quan sát các mẫu, tế bào ung thư trong dung dịch có chứa fucoidan nhanh chóng bị mất hình dạng bên ngoài và hầu hết các tế bào ung thư đã chết và biến mất sau 24 giờ. Giáo sư Taguchi giải thích về kết quả này như sau: “Các tế bào ung thư bị mất hình dạng, yếu dần và bị tách thành các miếng nhỏ. Đây là mô hình tiêu biểu của tế bào chết dưới dạng tự chết theo chu trình”.
Tại sao các tế bào ung thư tự chết do apoptosis? Có hai cơ chế hoạt động tại đây. Một là fucoidan tiết ra một chất khiến bề mặt của một tế bào ung thư tự phá huỷ, làm cho tế bào ung thư này tự chết theo chu trình. Cơ chế còn lại là “perforin” có trong các tế bào NK và các tế bào T tạo ra những lỗ thủng trên màng của một tế bào ung thư và phá huỷ nhân tế bào, trong khi đó “granzyme” có trong các tế bào T cũng phá huỷ các gen trong một tế bào ung thư. Cả hai chất này đều tạo ra sự tự chết theo chu trình của tế bào (các tế bào NK và tế bào T sẽ được giải thích sau). Với các tế bào ung thư mà xảy ra hiện tượng apoptosis thì các cấu trúc hình xoắn ốc của các gen (ADN) sẽ bị tách nhỏ, và nhân của chúng cũng trở thành từng mảnh nhỏ. Cuối cùng, các tế bào sẽ chết. Các tế bào ung thư tự chết một cách tự nhiên bởi quá trình apoptosis xảy ra do sự phân đoạn ADN.
Trong các cuộc thí nghiệm nhằm nghiên cứu sự tự chết theo chu trình của tế bào có trong các chất, thông thường các nhà nghiên cứu có thể tính toán được tỉ lệ của sự phân đoạn tế bào giống như giáo sư Taguchi của Đại học Mei đã từng làm. Có một cuộc thí nghiệm mà các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhằm nghiên cứu bản chất để xem liệu chúng có “cơ chế tạo ra sự chết theo chu trình (apoptosis)” chống lại hai loại tế bào ung thư, các tế bào ung thư buồng trứng của người và ung thư bạch cầu dạng tiền tuỷ bào (promyelocytic leukaemia). Các chất được nghiên cứu là: 1 fucoidan lấy từ mozuku Okinawa, 2 fucoidan lấy từ kombu, và 3 nấm mỡ (agaricus). Trong những dung dịch có chứa các chất tương ứng ở nồng độ cô đặc, người ta tìm được hai khuynh hướng của tế bào ung thư và đo được tỉ lệ phân đoạn ADN
(xem biểu đồ hình 3).
Kết quả tìm được với cả hai mẫu fucoidan lấy từ mozuku Okinawa và fucoidan lấy từ konbu cho thấy rằng tỉ lệ phân đoạn tăng lên khi nồng độ cô đặc fucoidan trong dung dịch tăng lên. Ngược lại, với mẫu nấm mỡ, sự phân đoạn đã thực sự biến mất thậm chí ngay cả khi nồng độ được tăng lên. Khi so sánh các mẫu fucoidan lấy từ mozuku Okinawa và fucoidan lấy từ konbu trong thí nghiệm, người ta thấy rằng tỉ lệ phân đoạn trong các mẫu chứa fucoidan lấy từ mozuku Okinawa cao hơn từ 40 đến 50% so với các mẫu chứa fucoidan lấy từ kombu. Kết quả này cho thấy các fucoidan khác nhau có khả năng tự phân huỷ khác nhau và fucoidan lấy từ mozuku Okinawa có khả năng tạo ra sự tự chết theo chu trình cao hơn.
Vẫn còn một câu hỏi chưa được trả lời đó là liệu fucoidan có trực tiếp tham gia vào việc tạo ra sự tự chết theo chu trình hay gián tiếp tạo ra sự tự chết theo chu trình bằng việc tác động đến các tế bào NK hay tham gia cả hai quá trình trên. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần phải tiến hành thêm các cuộc thí nghiệm và nghiên cứu. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là fucoidan đã khiến các tế bào ung thư tự chết. Cơ chế này chắc chắn sẽ tạo ra một tia sáng mới cho các phương pháp điều trị ung thư.
Thí nghiệm trên các “hoạt động tạo ra sự tự chết theo chu trình” của fucoidan
(Dữ liệu được cung cấp bởi Okinawa Hakko Kagaku)
Hình 3
Induction of apoptosis in premyeloccytic leukemia cell strain
Tác động tạo ra sự chết theo chu trình đối với tế bào ung thư bạch cầu tiền tuỷ bào
(Rate of AND fragmentation) : Tỉ lệ phân đoạn của AND
Apoptois inducting capability : Khả năng gây ra sự tự chết theo chu trình
Induction of apoptosis in cultured human ovarian cancer cell strain
Tác động tạo ra sự chết theo chu trình đối với tế bào ung thư buồng trứng của người
Concentration : Nồng độ
Fucoidan extract from mozuku : Fucoidan được chiết xuất từ mozuku
Fucoidan extract from konbu : Fucoidan được chiết xuất từ konbu
Agaricus extract : Chiết xuất từ nấm mỡ
Khả năng 2 Nâng cao sự “miễn dịch” để tiêu diệt ung thư.
Cơ thể chúng ta có một cơ chế tự nhiên để loại trừ các chất lạ xâm nhập vào cơ thể, như các mầm bệnh và virut khiến chúng trở nên vô hại. Cơ chế này được gọi là “hệ miễn dịch”. Về một ý nghĩa nào đó, sự miễn dịch là một cơ chế mà phân biệt các chất bên trong với các chất bên ngoài và loại trừ các chất bên ngoài. Chúng ta biết rằng có những người dễ dàng bị nhiễm lạnh và có những người không. Vậy sự khác nhau giữa hai nhóm người này là gì? Khi một virut lạnh xâm nhập vào cơ thể chúng ta, cơ thể chúng ta có thể loại trừ virut bởi chúng ta có khả năng miễn dịch cao. Tuy nhiên, nếu chúng ta có một sức khoẻ yếu, khả năng miễn dịch của chúng ta kém, cơ thể chúng ta không thể loại trừ virut và kết quả là chúng ta sẽ chết. Đối với cơ thể chúng ta, các tế bào ung thư là các chất lạ.
Có những nhóm tế bào kiểm soát sự miễn dịch trong cơ thể của chúng ta. Chúng được gọi là “các tế bào T” = các tế bào diệt T (= killer T cells) giúp tiêu diệt các chất lạ, các tế bào hỗ trợ T (helper T cells) giúp nâng cao khả năng miễn dịch, v.v.. và “các tế bào B” có trong các bạch huyết bào (limpho bào) được tìm thấy trong máu chúng ta. Hệ miễn dịch của chúng ta cũng có phần hỗ trợ của Đại thực bào (Macrophages) và “các tế bào diệt tự nhiên”(= NK cells). Các tế bào miễn dịch này hoạt động giống như người lính gác chống lại tấn công các chất lạ.
VẬY “HỆ MIỄN DỊCH” hoạt động NHƯ THẾ NÀO
Hình 4
Fucoidan reaches the small intestines : Fucoidan tiến đến các thành ruột
Because fucoidan is a polysaccharide, it reaches the small interstines without being subject to decomposition
Bởi vì fucoidan là một polysaccarit, khi nó tiến đến các thành ruột sẽ không chịu bất kỳ đối tượng nào phân huỷ.
The macrophages recognize fucoidan as a harmful substance…:
Các đại thực nào đón nhận fucoidan như một chất có hại
…And then notify the helper T – cells : Và sau đó thông báo cho tế bào hỗ trợ T
The helper T – cells release “cytokine”, whereupon the NK cells, macrophages, T cells and B cells attack the fucoidan : Các tế bào hỗ trợ T phóng ra một chất “cytokine”, sau đó, các tế bào NK, đại thực bào, tế bào T và tế bào B hợp lực tấn công vào fucoidan
The entire array of immune cells is now mobilized in an attack on the presence of fucoidan: Toàn bộ lực lượng các tế bào miễn dịch ngay lập tức sẽ được huy động và tấn công vào fucoidan
This promotes the production and activity of macrophages and lymphocytes while boosting the immune system throughout the body: Điều này sẽ đẩy mạnh việc sản xuất và kích hoạt những đại thực bào và các bạch huyết bào đồng thời nâng cao khả năng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
The body’s immune system, which has been boosted in this manner, then attacks the cancer : Hệ thống miễn dịch trong cơ thể đã được đẩy mạnh theo cách này, và sau đó tấn công và các tế bào ung thư.
Bạch huyết bào (lympho bào) được phân loại thành “các tế bào T” và “các tế bào B”, những tế bào này được sinh ra từ các tế bào gốc (stem cells) trong tuỷ xương của chúng ta. Các tế bào B tạo ra các kháng thể (các globulin miễn dịch) và chủ yếu tấn công các vi khuẩn, virut và các chất lạ khác
Hình 5
Immune cells: Những tế bào miễn dịch
Hematopoietic stem cells in bone marrow : Những tế bào gốc tạo huyết trong tủy sống
Multipotent stem cells : Những tế bào gốc có thể tạo ra nhiều tế bào khác nhau
Lymphatic stem cells : Những tế bào gốc bạch huyết
Granulocytes : Những bạch cầu hạt
Basophils : Những bạch cầu ưa kiềm
Eosinophils : Những bạch cầu ưa eosin
Macrophages : Đại thực bào
Lymphocytes : Bạch huyết bào
T cells : Tế bào diệt T
B cells : Tế bào B
NK cells : Tế bào NK
Antibodies : Kháng thể
Helper T cells : Tế bào hỗ trợ T
Killer T cells : Tế bào tự diệt T
Suppressor T cells : Tế bào điều hoà T
Các tế bào T không sản sinh ra các kháng thể. “ Các tế bào hỗ trợ T” (helper T cells) tạo ra một chất có hoạt tính sinh học được gọi là “lymphokine” và gây tác động lên các tế bào B để tạo ra các kháng thể. Khi các chất lạ cần nhắm đến đã bị loại trừ thì “các tế bào điều hòa T” (suppressor T cells) dừng việc tấn công này lại. Nếu việc tấn công vẫn tiếp tục, quá nhiều kháng thể được tạo ra cũng sẽ gây tổn hại đến các tế bào bình thường của cơ thể. “Các tế bào diệt T” trực tiếp tấn công các tế bào ung thư và các chất lạ khác. Các lympho bào này không chỉ là các tế bào duy nhất tấn công các chất lạ, mà các Đại thực bào (Macrophages) cũng hoạt động như các xúc tác kích hoạt hệ miễn dịch của chúng ta. Các Đại thực bào có thể cuốn các chất lạ vào trong mình chúng và tiêu diệt các tế bào này, và do đó chúng có cái tên như vậy (Đại thực bào có nghĩa là kẻ ham ăn)
Hình 6
Hoạt động nâng cao khả năng miễn dịch
(“Những tế bào miễn dịch” như những Đại thực bào, tế bào tự diệt T và những tế bào diệt tự nhiên NK được kích hoạt bởi fucoidan để cùng nhau làm việc tạo ra một cuộc tấn công vào các tế bào ung thư, đó chính là những chất lạ xâm nhập vào cơ thể của chúng ta.)
Ngoài ra, để “ăn” các chất lạ, các Đại thực bào chịu ảnh hưởng bởi sự hình thành các tế bào T có sẵn trong các chất lạ bằng việc giải phóng các enzim và cytokines (interferons, interleukins và các chất có hoạt tính sinh học khác). Hoạt động này được gọi là “sự tạo ra kháng nguyên” (antigen presentation). Ngược lại, “các tế bào diệt tự nhiên” (NK) hoạt động mà không bị chi phối hay điều khiển bởi các tế bào khác. Chúng thực sự là những “kẻ hủy diệt”. Những “kẻ hủy diệt này” tấn công các tế bào lạ ngay khi chúng chúng phát hiện ra.Mặc dù sau khi tế bào trở thành ung thư, nó cần một thời gian lâu hơn nữa để một nhóm tế bào ung thư biến thành một khối u nhưng các tế bào NK có thể tiêu diệt các tế bào dị thường mà vừa mới bắt đầu chuyển thành ung thư.
SỰ SUY GIẢM MIỄN DỊCH CỦA CHÚNG TA TĂNG THEO TUỔI…
“Khả năng miễn dịch” là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể chúng ta. Chừng nào các tế bào miễn dịch được nhắc đến ở trên hoạt động đúng thì chúng vẫn có thể bảo vệ chúng ta khỏi các căn bệnh thậm chí ngay cả khi có rất nhiều virut, vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chúng ta hay khi các tế bào biến đổi và chuyển thành ung thư. Nếu tất cả mọi người đều có “khả năng miễn dịch” thì tại sao một vài người trong chúng ta lại bị ung thư? Phải chăng “khả năng miễn dịch” không có tác dụng với ung thư?
Câu trả lời đơn giản là bởi vì sự miễn dịch của chúng ta giảm dần theo tuổi. Các chức năng của cơ thể con người sẽ đạt tới đỉnh cao nhất ở độ tuổi 20 và sau đó dần dần yếu đi. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy rằng một vết sẹo của bạn lành chậm hơn nhiều so với trước đây thì có nghĩa là khả năng bảo vệ của bạn đang giảm đi. Đó là một dấu hiệu cho thấy quá trình “lão hoá” bắt đầu. Đáng tiếc là các tế bào miễn dịch cũng có tuổi và do đó, khi chúng ta già đi, cơ thể của chúng ta bắt đầu mắc nhiều bệnh tật. Chắc hẳn tất cả các bạn đều nhìn thấy vài dấu hiệu của sự suy giảm miễn dịch. Đã bao giờ bạn có một vết thương nhỏ mà không lành nhanh như trước nữa không? Bạn có cảm thấy thời gian để bạn khỏi cúm hoặc cảm lạnh thông thường lâu hơn trước không?
Lão hoá không phải là nguyên nhân duy nhất gây giảm khả năng miễn dịch của chúng ta. Các tế bào miễn dịch có thể giảm về số lượng hoặc chức năng để loại trừ “khí oxy tích cực” (active oxigen) có hại mà có thể yếu dần vì những nguyên nhân khác. Các nhân tố chính gồm sự ô nhiễm thức ăn và môi trường do hàng loạt các chất hoá học và căng thẳng của xã hội hiện đại. Các nhân tố này tích tụ lại và gây ra sự suy giảm miễn dịch của con người ngày nay.
Fucoidan hoạt hoá các tế bào NK
Tiến sỹ Makoto Fujii của trường Đại học Kagoshima đang tiến hành các cuộc thí nghiệm trên động vật và những nghiên cứu khác về fucoidan. Ông tin rằng Fucoidan có thể được sử dụng rất hữu hiệu trong điều trị ung thư. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một trong những nghiên cứu của ông. Trong thí nghiệm này, những con chuột được cấy các tế bào ung thư dưới da (tế bào u được gọi là “sarcoma 180”). Sau đó, những con chuột này được chia làm hai nhóm: Một nhóm được cho ăn các thức ăn có chứa fucoidan và nhóm còn lại ăn các thức ăn không có fucoidan. Hai nhóm này được theo dõi và kiểm tra những thay đổi sau 20 ngày.
● Với nhóm chuột được ăn thức ăn không có chứa fucoidan thì trọng lượng của khối u vào khoảng 1.06g.Tuy nhiên với nhóm chuột được ăn thức ăn có chứa fucoidan thì trọng lượng khối u về cơ bản đã xấp xỉ gần 0.24g (xem biểu đồ hình 7).
● Khi kiểm tra tế bào máu trắng có trong lá lách của chuột như một chỉ số về mức độ hoạt tính NK, thì những con chuột ăn các thức ăn có chứa fucoidan cho thấy các mức độ hoạt tính NK cao hơn (xem biểu đồ hình 7).
Các kết quả này có ý nghĩa gì?
Cơ thể chúng ta có khoảng 60 tỉ tế bào, trong đó các tế bào già chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới. Người ta cho rằng cứ sau 200 ngày các tế bào trong cơ thể của chúng ta lại được thay mới. Tuy nhiên, không phải tất cả các tế bào được thay mới đều là tế bào khoẻ mạnh. Theo các nghiên cứu thì có khoảng 3000 tế bào dị thường được sinh ra trong cơ thể của chúng ta mỗi ngày. Mặc dù cơ thể của chúng ta có thể loại trừ các tế bào dị thường này khi chúng ta còn khoẻ, nhưng vì một lý do nào đó mà một vài tế bào dị thường này còn sót lại trong cơ thể chúng ta, chúng sẽ phát triển và trở thành “ung thư”.
Hình 7
(Dữ liệu được trình bày vào năm 2003 tại Đại hội chung thuộc nhánh phía tây Nhật Bản và nhánh Chugoku/Shikoku của hiệp hội sinh học, công nghệ sinh học và hoá học nông nghiệp Nhật Bản. Chi nhánh phía tây Nhật Bản của hiệp hội về dinh dưỡng và thực phẩm, và chi nhánh tây Nhật bản của hiệp hội khoa học và công nghệ, được tổ chức tại
Kagoshima). Sarcoma tumor weight :Trọng lượng của khối u bướu
Tumor weight decreased! : Trọng lượng khối u đã giảm!
Tumor weight : Trọng lượng khối u
Control group : Nhóm mẫu
Group fed with fucoidan feed : Nhóm cho ăn thức ăn có chứa fucoidan
NK cell activity : Mức độ hoạt hoá các tế bào diệt tự nhiên
NK activity, an indicator of immunity, increased : Khi tế bào NK hoạt động, có 1 chất chỉ thị trong hệ miễn dịch sẽ được tăng lên.
Các tế bào miễn dịch được gọi là “các tế bào diệt tự nhiên ( các tế bào NK)” là các limpho bào kiểm soát việc sinh sản các tế bào dị thường trong cơ thể của chúng ta. Khi một tế bào biến đổi vì một lý do nào đó thì những tế bào NK này sẽ phát hiện ra sự biến đổi và tấn công các tế bào bị biến đổi. Nói cách khác, các tế bào NK có chức năng tiêu diệt các tế bào đã chuyển thành ung thư di chuyển đến những vị trí gần các tế bào ung thư này và sau đó phóng ra một chất được gọi là “granzyme” vào các tế bào ung thư. Với các granzyme, các tế bào ung thư sẽ nhanh chóng “tự huỷ diệt”.
Sự tiêu huỷ các tế bào được gọi là “sự tự chết theo chu trình”. Khi các tế bào NK hoạt động, chúng sẽ tạo ra sự tự chết theo chu trình trong các tế bào ung thư. Cơ chế này đã được tiến sĩ Fujii chứng minh thông qua kết quả các cuộc thí nghiệm ông đã tiến hành, trong đó những con chuột được ăn những thức ăn có fucoidan cho thấy các mức độ hoạt hoá cao của tế bào NK và làm giảm trọng lượng của các khối u. Tại cuộc họp lần thứ 8 của Hội miễn dịch tự nhiên tổ chức tại Netherland vào tháng 4 năm 2004, tôi (tiến sĩ Tachikawa) đã trình bày kết quả nghiên cứu của tôi với tiêu đề: “Hiệu quả ngăn chặn ung thư của các thức ăn có chứa fucoidan”.
Tất cả các khán giả đều tỏ ra quan tâm đến nội dung của nghiên cứu này. Trong bài giới thiệu của mình, tôi đã báo cáo về một nghiên cứu trên cơ thể động vật, chi tiết của nghiên cứu này được giải thích cụ thể dưới đây. Trong nghiên cứu này, những con chuột bị tiêm sarcoma 180 vào dưới da được chia thành năm nhóm và được cho ăn các loại thức ăn như sau: 1 thức ăn bình thường (nhóm mẫu), 2 mozuku fucoidan, 3 mekabu fucoidan, 4 thức ăn chiết xuất từ sợi nấm mỡ, và 5 hỗn hợp fucoidan. Những con chuột này được cho ăn với lượng thức ăn tương đương trong vòng 30 ngày, sau đó “tác động của tế bào NK” và “trọng lượng khối u” của mỗi nhóm được đem ra so sánh.
Kết quả phân tích và so sánh “trọng lượng khối u” tìm thấy trong những nhóm nghiên cứu cho thấy rằng trọng lượng của khối u trong các nhóm đều giảm khoảng gần một phần ba ngoại trừ nhóm mẫu, nhóm được cho ăn thức ăn bình thường. Những con chuột trong các nhóm từ nhóm 2 đến nhóm 5 đều cho thấy trọng lượng khối u giảm (xem biểu đồ hình 8). Khi “các tế bào NK” của các nhóm được kiểm tra, được phân tích và so sánh thì những con chuột từ nhóm 2 đến nhóm 5 cho thấy các mức độ hoạt hoá tế bào NK cao. Tuy nhiên, trong số đó thì nhóm được cho ăn thức ăn hỗn hợp fucoidan cho thấy các mức độ hoạt hoá tế bào NK cao nhất(xem biểu đồ hình 9).
Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm với fucoidan và nhiều cuộc thí nghiệm cho thấy các tế bào ung thư đã biến mất hoặc trở nên nhỏ hơn. Trong nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng sự biến mất hoặc suy giảm các tế bào ung thư là do hiệu quả của fucoidan nhằm tăng khả năng miễn dịch trong các động vật được đem ra thí nghiệm và tấn công các tế bào ung thư trong cơ thể của chúng.
Nâng cao khả năng miễn dịch và tiêu diệt các tế bào ung thư – câu nói này nghe có vẻ quen thuộc, vì nó là tuyên bố chính xác cho nấm mỡ (agaricus), fomes yucatensis, và các loại nấm khác có tác dụng trong phương pháp điều trị ung thư. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng fucoidan cũng có chức năng tương tự như vậy.
Người ta cũng chứng minh được rằng fucoidan nâng cao quá trình sản sinh của “interleukin-12 (IL-12) interferon-g (IFN-g)”
Hình 8
(Dữ liệu được trình bày tại Cuộc họp lần thứ 8 về Miễn dịch tự nhiên , lần thứ 12 tại Đại hội Quốc tế về Miễn dịch học)
Comparison of tumor growth suppression effect:So sánh tác dụng trong việc ức chế sự tăng trưởng khối u
Comparison of NK cell activity in mouse spleen: So sánh sự hoạt hoá của tế bào NK trong lá lách chuột
1 Control : Nhóm mẫu 2 Mozuku fucoidan
3 Mekabu fucoidan 4 thức ăn chiết xuất từ sợi nấm mỡ
5 hỗn hợp fucoidan
Interleukin-12 được sinh ra bởi các đại thực bào và các tế bào B, nó có hiệu quả hoạt hoá các tế bào T và các tế bào NK, do đó nâng cao tính hiệu quả của việc tấn công các tế bào ung thư. Interleukin-12 cũng kích thích sự sản sinh interferon-g nhờ các tế bào T và các tế bào NK.
Interferon-γ là một lymphokine (chất có hoạt tính sinh học) do các tế bào lympho sinh ra. Nó là một “công nhân chăm chỉ”, không những tấn công các virut và các tế bào ung thư một cách hiệu quả mà còn kích thích các đại thực bào và các tế bào NK. Ngoài ra, interferon-γ còn được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc để chữa bệnh viêm gan C mãn tính và ung thư thận.
Fucoidan kích thích “sự miễn dịch trong ruột”
Như đã giải thích ở trên, “hệ miễn dịch” của chúng ta tấn công và chống lại các chất có hại bên trong thông qua các hoạt động hợp lực của nhiều tế bào miễn dịch và các chất có hoạt tính sinh học như các tế bào NK, đại thực bào và các interferon. Trong cơ thể chúng ta, tuỷ xương, tuyến ức, các hạch bạch huyết và các mạch máu đại diện cho các bộ phận trong cơ thể đóng góp vào hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, đường ruột cũng là một bộ phận then chốt và lớn nhất – cung cấp sự miễn dịch cho cơ thể chúng ta. Chức năng miễn dịch do đường ruột cung cấp được gọi là “sự miễn dịch đường ruột” (intestinal immunity). Các bạn đã biết rằng hệ miễn dịch ngăn cản sự sinh sản của các chất gây hại như virut, các tác nhân gây bệnh và các nấm mốc trong cơ thể chúng ta. Đường ruột tạo ra một pháo đài vững chắc chống lại sự xâm nhập của các chất lạ.
Khoảng 60% các lympho bào trong cơ thể chúng ta tập trung ở đường ruột. Nếu các chất lạ thâm nhập vào đường ruột ,chúng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể chúng ta. Trong trường hợp này, “sự miễn dịch đường ruột” thực sự là pháo đài cuối cùng. Thành các ruột non được bao phủ bởi 30 triệu lông tơ.
Bề mặt của những lông tơ này lại có các “tế bào biểu mô”, và “các tế bào T” nằm giữa các tế bào biểu mô. Người ta cho rằng những tế bào T này kiểm soát các tế bào biểu mô mà thường chuyển hoá và phát hiện ra nếu chúng trở thành ung thư. Khi tìm thấy các tế bào ung thư, các tế bào T sẽ nhanh chóng tiêu diệt chúng ngay.
Hình 9.
Ruột đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của chúng ta
The interior cavity of the small intestines is lined with a countless number of “villi”
(Thành bên trong của ruột non được bao phủ một lượng vô số các“lông tơ”).
Small intestines : Ruột non
Villi : Lông tơ
Các mao mạch (capillaries) chạy ngay dưới các tế bào biểu mô và “màng nhầy chính” (proper mucous membrane) được tìm thấy xung quanh các mao mạch này. Các đại thực bào (macrophages), các tế bào T, tế bào Bvà các “lympho bào” (lymphocytes) được tìm thấy ở màng nhầy chính, do đó tự nó tạo thành một hệ miễn dịch . Trong các màng nhầy chính (proper mucous membrane) có một lượng lớn các tế bào B tồn tại giữa các lympho bào (lymphocytes) và người ta cho rằng các tế bào B có chức năng tạo ra các kháng thể IgA, một chất hoạt động giống như một vũ khí chống lại các chất lạ. Trong các màng nhầy chính của ruột có một lượng IgA lớn, nó làm mất tác dụng của các chất lạ bao gồm các vi khuẩn, virut có hại và biến chúng trở nên vô hại. Đồng thời, ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn bên trong đường ruột.
Trong các ruột non, có những mô miễn dịch được gọi là “mảng Peyer” (mảng kết tụ lympho bào trong ruột non). Mảng Peyer là trọng tâm điều khiển hệ miễn dịch đường ruột. Hệ miễn dịch này lại kiểm soát các chức năng miễn dịch của đường ruột. Các tế bào biểu mô bao phủ mảng Peyer bao gồm “các tế bào M”. Các tế bào M đẩy bất kỳ thứ gì thâm nhập vào các ruột non đến mảng Peyer. Trong những mảng Peyer, các đại thực bào (macrophages) kiểm tra mỗi chất để xác định xem liệu có thể chuyển các chất nhầy này đến ruột già được không. Nếu phát hiện ra những chất này có hại, các đại thực bào (macrophages) sẽ thông báo cho các tế bào hỗ trợ (helper T cells) xung quanh chúng. Các tế bào hỗ trợ T sẽ phóng ra cytokine và thông báo cho các lympho bào (lymphocytes) như đại thực bào (macrophages), các tế bào NK, tế bào tự diệt T (killer T) và các tế bào cùng có chức năng tấn công chất lạ. Các lympho bào (lymphocytes) cũng tạo ra một rào ngăn cản các mầm bệnh đi xa hơn. Khi đó chúng tạo ra một cái gọi là “hàng phòng thủ chắc chắn”.
VÌ VẬY, HỆ MIỄN DỊCH ĐƯỜNG RUỘT sẽ làm những công việc gì khi fucoidan xâm nhập vào các ruột non?
Đầu tiên, Fucoidan tạo ra các tế bào M trong mảng Peyer. Các đại thực bào (macrophages) đứng cạnh một Peyer nhầm xác định fucoidan như một chất gây hại. Đó là bởi vì fucoidan là một polisaccarit (polysaccharide) được tạo thành từ nhiều monosaccarit (monosaccharide) kết nối với nhau. Do có cấu trúc này mà fucoidan không bị vỡ khi ở trong dạ dày, v.v.. và hầu như không thay đổi khi xâm nhập vào các ruột non. Do đó, tất cả các lympho bào (lymphocytes) đều tấn công fucoidan. Việc tấn công này không phải là điều tệ hại bởi nó tạo ra hiệu quả của hoạt hoá các lympho bào và cuối cùng nâng cao khả năng phòng chống mầm bệnh của chúng ta.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tìm hiểu fucoidan đã đưa ra các giả thuyết rằng một chất protein có tên gọi là “TLR” (Toll-Like-Receptor – thụ thể Toll-Like: một thụ thể cần thiết cho sự bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng dạng nấm (mycotic infection)).Các chất “TLR” được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào cung cấp chức năng tạo ra kháng thể này cũng tham gia vào sự miễn dịch đường ruột. Nói cách khác, các nhà nghiên cứu cho rằng khi fucoidan- một polysaccarit (polysaccharide)- kích thích sự miễn dịch đường ruột và kích hoạt hệ miễn dịch của nó thì các TLR này tạo ra một quá trình truyền dẫn đặc biệt đến các tế bào khiến chúng tấn công các mầm bệnh khác và cuối cùng sẽ nâng cao hiệu quả của sự miễn dịch. Điểm then chốt ở đây fucoidan là một polyme (Polymer – hợp chất cao phân tử) mà có thể kích thích sự miễn dịch đường ruột. Với chúng ta, để duy trì sức khoẻ thì điều quan trọng là cơ thể chúng ta duy trì được sức đề kháng chống lại các mầm bệnh, các virut và lúc nào cũng duy trì được khả năng miễn dịch cao. Tương tự như vậy, đối với bệnh ung thư. Tuy nhiên, sẽ bị thiếu sót nếu không nói thêm rằng, để không mắc bệnh ung thư chúng ta cần phải nâng cao khả năng miễn dịch.
Tại sao chức năng kích hoạt sự miễn dịch của fucoidan lại khiến các tế bào ung thư co lại?
Bây giờ chúng tôi sẽ giải thích ngắn gọn cho các bạn về chức năng kích hoạt sự miễn dịch của fucoidan (mặc dù cơ chế hoạt động của fucoidan thực sự rất phức tạp). (Lưu ý rằng các thông tin đưa ra sau đây dựa trên thuyết mới nhất và một số phần vẫn dựa trên các giả thuyết). Có nhiều tế bào kiểm soát sự miễn dịch của chúng ta. Đại diện của một trong số các tế bào này gồm có các bạch cầu hạt (granulocytes), các đại thực bào (macrophages), các tế bào NK và các lympho bào (lymphocytes), các tế bào này cùng hợp tác để nâng cao khả năng miễn dịch, tấn công và đẩy lùi các tế bào ung thư. Trong số các tế bào này, các tế bào dạng lympho bào như đại thực bào, các tế bào NK và các tế bào T có vai trò rất quan trọng
Hình 10.
Hoạt động kích hoạt miễn dịch
Benefits on cancer treatment; some based on hypothesis
Những lợi ích về điều trị ung thư; dựa trên những giảthuyết
Polymer : Hợp chất cao phân tử
Antigen presentation cells: Những tế bào tạo ra kháng thể
Dendritic cells: Những tế bào hình cây
Auxiliary stimulation by CD80/86: Sự kích thích bổ trợ bởi CD80/86
Các tế bào T bao gồm cả các tế bào hỗ trợ T (helper T), các tế bào điều hoà T (suppression T) và các tế bào tự diệt (killer T). Về mặt miễn dịch trong trường hợp điều trị bệnh ung thư thì các tế bào hỗ trợ T và tế bào diệt T được quan tâm hơn cả.
Các tế bào hỗ trợ T (helper T) được phân loại thành loại 1 (=Th1) và loại 2 (=Th2). Khi các đại thực bào (macrophages), giải phóng IL-12 (= interleukin-12), các tế bào hỗ trợ T loại 1 (Th1) được kích hoạt. Các tế bào NK hay các tế bào diệt tự nhiên phân biệt các tế bào mô và giải phóng perforin tại các tế bào u đã xác định phá huỷ màng tế bào của chúng và cuối cùng tiêu diệt các tế bào ung thư. Hoạt động này của các tế bào được kích hoạt bởi IL-2 (= interleukin-2; một nhân tố phát triển của tế bào T) do loại Th1 giải phóng.
Như các bạn có thể thấy, có rất nhiều tế bào liên quan và hoạt động một cách phức tạp để tạo ra sự miễn dịch trong cơ thể chúng ta. Ngoài ra, các phản ứng miễn dịch do “hệ miễn dịch đường ruột” và “TLR” (Toll-Like-Receptor) cũng kích thích các đại thực bào để giải phóng IL-12 và IFN-γ được giải phóng và các tế bào NK, các tế bào T cytotoxic được kích hoạt. Cũng theo cách “hoạt động tạo ra sự tự phân huỷ” và “hoạt động hoạt hoá sự miễn dịch” của fucoidan tạo ra các hiệu quả tương hỗ nhằm cung cấp các chức năng đặc biệt đóng góp vào chiến dịch điều trị ung thư.
Như đã chỉ rõ trong hình minh hoạ phía trên, Th1 giải phóng ra IFN-γ làm giảm kháng thể IgE. Ngược lại, Th2 lại giải phóng ra IL-4 (= interleukin-4; một nhân tố tăng trưởng tế bào B) giúp nâng cao kháng thể IgE. Th2 mang tính vượt trội trong những bệnh nhân chịu khổ vì bệnh ung thư và dị ứng. Vậy thế nào để tách Th2 và làm cho Th1 mang tính vượt trội là một chiến lược quan trọng trong phương pháp điều trị bệnh ung thư. “Th1” là tên của các tế bào hỗ trợ T (helper T) ở giữa các lympho bào T (T lymphocytes) mà giải phóng IL-2, IFN-γ và các cytokine khác. IL-2 là nhân tố nâng cao CTL (các tế bào cytotoxic T).
Hình 11
Những yếu tố quan trọng trong chiến lược điều trị ung thư
Các tế bào ung thư sẽ biến mất qua những hiệu ứng điều phối của 3 hành động
chống ung thư. Đây là tính năng chủ chốt, nói lên sự khác biệt giữa rau biển
fucoidan và tất cả các loại thực phẩm chức năng tuyên bố có tác dụng chống ung thư khác.
Apoptosis inducing action: Hoạt động tăng cường tự chết theo chu trình
Immunity activation action: Hoạt động kích hoạt miễn dịch
Angiogenesis suppression : Hoạt động ngăn chặn sự tạo mạch
Nói cách khác, hai tác nhân quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh ung thư là tăng “phản ứng miễn dịch” (immune response) bằng cách kích hoạt khả năng sản sinh IFN-γ và IL-2. Nhờ đó, nâng cao các phản ứng của IFN-γ và IL-2 để kích thích các tế bào CTL và tế bào NK. Đồng thời, tạo ra “sự tự chết theo chu trình của các tế bào”. Fucoidan tạo ra một môi trường có tính vượt trội Th1 và nâng cao phản ứng của TL-2 để tăng CTL và kích thích các tế bào NK. Đó là lý do tại sao fucoidan thực sự có hiệu quả trong điều trị bệnh ung thư.
Hình 12
Cơ chế ngăn chặn sự tạo mạch
Blood vessel : Mạch máu
Cancer cells send signal to nearby blood vessel to make them come closer to themselves. This process is called “angiogenesis”. New blood vessel serve as routes through which nutrients are transported to cancer cell.
Các tế bào ung thư gửi tín hiệu vào những mạch máu gần đó để chúng có thể đến gần nhau hơn. Quá trình này gọi là “tạo mạch”. Những mạch máu mới có tác dụng như những tuyến đường mà thông qua đó, các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào ung thư.
The tumor grows by getting nutrients and oxygen from capillaries that have entered the tumor. These capillaries may also allow cancer cells to metastasize to other parts of the body.
Khối u phát triển bởi nhận được các chất dinh dưỡng và oxy từ mao mạch đã thâm nhập vào khối u. Những mao mạch này cũng có thể cho phép các tế bào ung thư di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
A “substance that suppresses angiogenesis” prevents generation of capillaries and thereby cuts off the supply of nutrients and oxygen to cancer cells. As a result, cancer cells will weaken.
Việc “ngăn chặn tạo mạch” ngăn ngừa sự phát sinh của những mao mạch và giảm bớt sự cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy tới những tế bào ung thư. Và kết quả những tế bào ung thư bị suy yếu đi.
Khả năng 3 Ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới, lấy đi các chất dinh dưỡng của các tế bào ung thư.
Như đã giải thích ở trên, trước tiên fucoidan khiến các tế bào ung thư tự giết chúng (bằng cách tạo ra sự tự chết theo chu trình (apoptosis)). Tiếp sau đó, fucoidan kích thích tới các mức độ cao nhất các đại thực bào (macrophages), các tế bào NK và các tế bào miễn dịch khác, những tế bào tạo thành hệ miễn dịch tự nhiên của chúng ta để giúp chúng tấn công các tế bào ung thư một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, đây không phải là khả năng duy nhất của fucoidan. Fucoidan còn có vũ khí thứ ba nữa, đó là “hoạt động ngăn chặn sự hình thành mạch”.
Các tế bào ung thư bám rễ vào các mô trên khắp cơ thể chúng ta và bắt đầu tạo thành các mô. Khi các tổn thương ung thư phát triển đến một mức độ nhất định, các tế bào ung thư sẽ cần phải được cung cấp các chất dinh dưỡng và khí oxy. Để tách ra và phát triển, các tế bào ung thư sẽ tạo ra các mạch máu mới xung quanh chúng để lấy chất dinh dưỡng và khí oxy thông qua những mạch máu này. “Những mạch máu mới”này hoạt động giống như những cái rễ mà từ đó các tế bào ung thư gây ra di căn. Sự sinh sản các mạch máu mới kết nối với ung thư được gọi là “sự hình thành các mạch máu mới” (angiogenesis). Các nhà nghiên cứu đang tìm nhiều phương thuốc để ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới. Nếu chúng ta có thể ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới kết nối với ung thư, chúng ta có thể cắt đứt các rễ cung cấp cho các tế bào ung thư và cuối cùng tiêu diệt bệnh ung thư.Các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng fucoidan có “tác dụng ức chế sự hình thành các mạch máu mới” này.
Hình 13.
Thí nghiệm trên “chức năng ngăn chặn sự tạo mạch”của fucoidan
Action to inhibit lumen formation : Hoạt động ức chế sự hình thành khoang bên trong thành mạch máu
Microscope examination : Kiểm tra bằng kính hiển vi
HUVEC : Tế bào máu từ cuống rốn
Test sample : Mẫu thử nghiệm
Tại Đại hội Quốc tế và Miễn dịch học lần thứ 12 được tổ chức tại Canada vào tháng 7 năm 2004, dữ liệu về một nghiên cứu đã được đưa ra cho thấy hiêụ quả ức chế sự hình thành lumen liên kết với các tế bào máu từ cuống rốn (human imbilical vein endothelial – HUVEC) của fucoidan đã được kiểm tra. Trong thí nghiệm này, cả fucoidan mozuku và fucoidan mekabu đều cho thấy khả năng ức chế sự hình thành các lumen liên kết với HUVEC cao (xem biểu đồ hình 13). Nói cách khác, fucoidan phá vỡ sự hình thành các mạch máu mới giúp chuyển chất dinh dưỡng và khí oxy cho các tế bào ung thư và giúp các tế bào ung thư tạo ra sự di căn. Các nghiên cứu cho thấy rằng ở những bệnh nhân không sử dụng fucoidan thì thời gian đầu các tế bào ung thư phát triển đến một mức độ nhất định, và khi tạo ra được các mạch máu mới xung quanh chúng thì tốc độ phát triển của chúng bắt đầu tăng nhanh.
Hình 14
Fucoidan đã được phát hiện về sự cung cấp tác động ngăn chặn tạo mạch
12th International Congress on Immunology: Hội nghị Miễn dịch học Quốc tế lần thứ 12
Score: điểm
Những nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các bệnh nhân sử dụng fucoidan không có những thay đổi như vậy trong tốc độ tăng trưởng của các tế bào ung thư. Các kết quả này cho thấy rõ ràng rằng fucoidan đang ức chế sự sinh sản của các tế bào máu mới.
Hãy cùng tóm tắt lại những gì chúng ta đã nghiên cứu sau đây:
1 Fucoidan khiến các tế bào ung thư tự chết theo chu trình (apoptosis)
2 Fucoidan nâng cao khả năng miễn dịch
3 Fucoidan ức chế sự hình thành và phát triển mạch máu mới (angiogenesis)
Các hiệu quả tổng hợp của “ba khả năng chống ung thư này” thực sự đáng ngạc nhiên. Đó là lý do tại sao các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều đến fucoidan và fucoidan không chỉ gây nhiều chú ý cho y học ở Nhật Bản mà còn cho cả y học trên toàn Thế giới.
Hình 15
Hoạt động ngăn chặn sự tạo mạch.
No entry : Không có lối vào
Stop right there : Ngừng tại đây
We can’t generate new blood vessels: Chúng không thể tạo ra những mạch máu mới
Blood vessels : Mạch máu
Sea vegetable fucoidan suppresses generation of “new blood vessels” through which cancer cells receive nutrients, and thereby prevents metastasis.
Rau biển fucoidan ngăn chặn sự hình thành các “mạch máu mới” mà thông qua đó các tế bào Ung thư sẽ nhận được dinh dưỡng và do đó ngăn ngừa sự di căn của tế bào ung thư.
Phỏng vấn Bác sỹ ung thư Tachikawa.
Trường hợp lâm sàng 1 Ung thư dạ dày (Stomach cancer)
Fucoidan tạo ra phương thuốc hiệu quả
…Bác sỹ đã sử lý nhiều ca ung thư. Vậy bác sỹ có ấn tượng đặc biệt với bệnh nhân nào không?
Tôi còn nhớ một bệnh nhân đã đến bệnh viện của chúnh tôi vào tháng 2 năm 2004. Đó là bệnh nhân A khoảng 50 tuổi. Anh ta đã phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày cách đó 5 năm do bi “ung thư dạ dày”. Anh ta cũng đã phải phẫu thuật cắt bỏ lá lách, túi mật và trải qua thủ thuật cắt bỏ hạch bạch huyết (lymphadenectomy). Bệnh nhân này đã bị ung thư giai đoạn IIIa. Sau khi phẫu thuật, bênh nhân này không hề được điều trị bằng hoá trị liệu (chemotherapy) và còn bị tái phát với các triệu chứng nghiêm trọng hơn liên quan đến bệnh “tắc ruột”. Đầu năm 2004, tình hình bệnh của anh ta ngày càng xấu hơn và khi bệnh viện kiểm tra họ đã phát hiện ra chỗ co hẹp của trực tràng (rectum) do di căn màng bụng (peritoneal metastasis) (di căn Schnitzer) với ruột già/đại tràng đi xuống (descending colon) và đại tràng cong hình chữ Z cũng có những chỗ co hẹp. Bệnh nhân này đã được chẩn đoán là bị “viêm màng bụng dạng ung thư” (cancerous peritonitis). Thậm chí bệnh viện đã tính đến việc phải đặt một hậu môn giả và bắt đầu điều trị bằng hoá trị liệu có sử dụng TS-1. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra rằng anh ta cũng mắc “bệnh gan” (hepatopathy) thì bệnh viện đã cho sử dụng Taxotere, một loại thuốc chống ung thư thay cho việc điều trị hoá trị liệu.
Hình 16
Trường hợp <Ung thư dạ dày> Bệnh nhân A (khoảng 50 tuổi)
…Vậy bệnh nhân này ở trong tình trạng thực sự tồi tệ?
“Tắc ruột” khiến anh ta không thể ăn một cách bình thường, anh ta đã đến tiếp tục điều trị bằng Taxotere. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng Taxotere tạo ra các tác dụng phụ. Sau khi trao đổi với bệnh nhân và được sự chấp thuận của anh ta, chúng tôi quyết định sử dụng TS-1 cùng với fucoidan để ngăn chặn các tác dụng phụ
Chúng tôi đã sử dụng liệu pháp khí oxy áp lực cao “high-pressure oxygen therapy” nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp hoá trị liệu để cải thiện tình trạng tắc ruột.
…Vậy kết quả thế nào?
Bệnh nhân được sử dụng TS-1 với liệu trình điều trị trong vòng 4 tuần và nghỉ khoảng 2 tuần. Sau liệu trình đầu bệnh nhân đã có thể ăn được. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên với sự phục hồi dần dần tại phần co hẹp của trực tràng và đại tràng. Anh ta cũng hoàn toàn không bị các phản ứng phụ do thuốc chống ung thư gây ra. Bệnh nhân đã được uống khoảng gần 4g fucoidan, tương đương với 20 viên con nhộng mỗi ngày. Cuối cùng, chỗ hẹp đã to ra đến mức bệnh nhân không còn phải dùng hậu môn giả nữa. Đến tháng 5, anh ta đã có thể tự bài tiết.
…Bây giờ thì anh ta đang làm gì?
Anh ta sẽ tiếp tục điều trị ngoại trú mỗi tháng một lần và đã phục hồi rất tốt, những chỗ bị co hẹp khá nhiều do các thương tổn ung thư đã khỏi.
Tước khi điều trị,bệnh nhân không thể ăn được chút gì và không thể uống các thuốc chống ung thư cần thiết. Tuy nhiên, nhờ có fucoidan anh ta đã có thể uống thuốc mà không hề bị các tác dụng phụ. Quả là một điều đáng ngạc nhiên khi anh ta phục hồi đến mức chỉ cần đến bệnh viện mỗi tháng một lần mà không mất đi CLCS.
Hình 17.
<Trường hợp ung thư dạ dày>.Bệnh nhân A (50 tuổi)
Patient A had suffered repeated cases of “intestinal obstruction” triggered by “Stomach cancer”. The image taken on March 24 shows that the intestinal tract was Almost entirely compressed due to cancer.
After receiving the administration of fucoidan, however, the intestinal tract began to open, Shown by the image taken on May 21, and on October 12 his intestinal tract roughly returned to a normal state.
Bệnh nhân A đã chịu đựng những trường hợp lặp đi lặp lại của “tắc nghẽn đường ruột” gây ra bởi bệnh ung thư dạ dày.
Hình ảnh chụp ngày 24-3 cho thấy đường ruột gần như hoàn toàn bị nén lạivì bệnh ung thư. Tuy nhiên, sau khi nhận được sự điều trị của fucoidan đường ruột đã bắt đầu mở. Hình ảnh chụp ngày 21-5 và ngày 12-10 cho thấy đường ruột của anh ấy đã trở lại một trạng thái bình thường.
Trường hợp lâm sàng 2 Ung thư buồng trứng (Ovarian cancer)
…Thế còn các bệnh nhân khác?
Ca này là một bệnh nhân nữ khoảng 30 tuổi. Vào tháng 10 năm 2003, sau khi thấy có hiện tượng bụng sưng phồng, bệnh nhân đã đến khám tại một bệnh viện đại học. Cô ta được chuẩn đoán là “ung thư buồng trứng trái” (left ovarian cancer). Cô ta còn có triệu chứng viêm màng bụng dạng ung thư (cancerous peritonitis) và các tràn dịch màng bụng dạng ung thư (cancerous ascites). Các bác sỹ đã khuyên cô nên phẫu thuật, điều trị hoá trị liệu (chemotherapy) và điều trị bằng tia X (radiotherapy). Tuy nhiên cô ta đã từ chối tất cả các phương pháp điều trị và đã đến bệnh viện của chúng tôi vào ngày 11 tháng 11 để có được sự lựa chọn thứ hai và cũng được tư vấn về fucoidan. Sau khi khám, tôi cũng đã khuyên cô ấy mổ, điều trị hoá trị liệu (chemotherapy) và điều trị bằng tia X (radiotherapy) giống như các bác sỹ tại bệnh viện đại học đã khuyên. Cô ấy vẫn không muốn mổ hay được điều trị bằng bất kỳ phương pháp truyền thống nào. Cô ấy đã suy nghĩ về quá trình trị liệu trong khoảng một tuần và đã quay trở lại bệnh viện. Lần này, cô ấy đi cùng với chồng và bố mẹ.
Hình 18
Trường hợp <Ung thư buồng trứng> Bệnh nhân B (khoảng 30 tuổi)
Chúng tôi đã trao đổi về các phương án điều trị một cách kỹ càng nhưng cô ấy vẫn không muốn mổ hay sử dụng liệu pháp hoá trị liệu (chemotherapy). Chúng tôi tôn trọng mong muốn của cô ấy và đã tiến hành chữa trị chỉ dựa trên trị liệu bằng fucoidan. Cô ấy đã uống khoảng 8g fucoidan dưới dạng chất lỏng.
…Bệnh của cô ấy đã tiến triển như thế nào sau khi điều trị?
Chúng tôi đã điều trị tràn dịch màng bụng (ascites) cho cô ấy bằng cách đục một lỗ trên khoang bụng để lấy chất dịch ra. Mỗi lần, chúng tôi rút khoảng 3000 đến 4000 cc chất dịch. Mặc dù dựa trên kinh nghiệm về lâm sàng, chúng tôi biết số lượng dịch còn khá nhiều, nhưng chúng tôi đã quyết định chỉ lấy ngần đó dịch mỗi lần để đảm bảo mặt thẩm mỹ (ngoại hình). Lúc đầu, cô ấy phải trích mỗi tháng một lần, nhưng sau đó khoảng cách giữa các lần trích lấy dịch dài hơn và bây giờ khoảng 1.5 đến 2 tháng cô ấy mới phải trích một lần.
Hình 19
Trường hợp <Ung thư buồng trứng> Bệnh nhân B (khoảng 30 tuổi)
The “Ovarian cancer” lesion is indicated by a circle. The images show how the cancerous Lesion became smalle Tổn thương “ung thư buồng trứng” được hiển thị bởi những vòng tròn. Những hình ảnh trên đây ho thấy tổn thươngung thư ngày càng nhỏ hơn.
Kích thước của khối u cũng được thu nhỏ. Lúc đầu, khối u to khoảng 11cm, sau đó nhỏ lại còn 7cm và bây giờ chỉ còn 6cm. Phần trung tâm của tổn thương ung thư bắt đầu bị hoại tử và chúng tôi tin rằng đó là do “sự hình thành các mạch máu mới” đã bị ức chế (xem từ trang 30 đến trang 33) hoặc các tế bào ung thư đã tự chết theo chu trình (apoptosis).
…Vậy là phương pháp điều trị cho cô ấy rất hiệu quả?
Đúng vậy, mặc dù theo các chuẩn đoán tế bào thì hiện tượng tràn dịch màng bụng vẫn ở giai đoạn VI, nhưng các tổn thương ung thư của bệnh nhân này đang co lại và cô ấy đang có một sống bình thường, ngoại trừ cứ 1.5 đến 2 tháng cô ấy lại phải đến chỗ chúng tôi một lần. Đó thực sự là điều đáng ngạc nhiên, cô ấy không hề sử dụng bất kỳ phương pháp trị liệu nào ngoài việc uống fucoidan.
Trường hợp lâm sàng 3 Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate Cancer)
Hình 20
Trường hợp <Ung thư tiền liệt tuyến> Bệnh nhân E (khoảng 70 tuổi)
The gray area shown by a circle is the “prostate cancer” lesion. In just two months after the patient began taking fucoidan, the tumor became visibly smaller.
Trong vùng màu xám hiển thị theo một vòng tròn là các thương tổn “ung thư tuyến tiền liệt”. Sau hai tháng khi bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng fucoidan, rõ ràng các khối u đã trở nên nhỏ hơn.
…Có đúng là không chỉ các thuốc điều trị ung thư có tác dụng phụ mà cả các thuốc hoóc môn (thuốc kích thích) cũng gây ra các tác dụng phụ?
Các thuốc hoóc môn thường được sử dụng phổ biến trong điều trị “ung thư vú”(breast cancer) và “ung thư tiền liệt tuyến” (prostate cancer) và thực sự chúng cũng gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, fucoidan có thể giảm các tác dụng phụ này của các thuốc hoóc môn. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một ví dụ về bệnh nhân E, khoảng 70 tuổi, được chuẩn đoán là bị “ung thư tiền liệt tuyến”. Bệnh nhân này đã được chuẩn đoán bị ung thư tiền liệt tuyến năm 2003 và đã được xếp lịch để phẫu thuật. Tuy nhiên, ông ta đã có biểu hiện viêm nhiễm và cuộc phẫu thuật bị hoãn lại. Ông ta được điều trị bằng hoóc môn như là một phương pháp tạm thời. Tuy vậy, xét nghiệm dấu hiệu sinh học khối u PSA (PSA tumor marker) của ông ta cho thấy dấu hiệu sinh học khối u vẫn không được ổn định và ông ta cảm thấy toàn bộ cơ thể đang rất khó chịu, các triệu chứng này có thể là do một phản ứng phụ của hoóc môn gây nên. Không chỉ có vậy, ông ta bắt đầu bị bất lực (impotence). Vì thế, bệnh nhân này đã dừng điều trị bằng hoóc môn và đến bệnh viện của chúng tôi vào tháng 2 năm 2004. Mong muốn tha thiết của ông ta là duy trì được chức năng đàn ông và điều trị bệnh ung thư mà không cần phải dùng đến các biện pháp phẫu thuật hay trị liệu bằng hoóc môn.
Tôn trọng mong muốn này của người bệnh, chúng tôi đã quyết định điều trị cho ông ấy bằng cách kết hợp fucoidan với một isoflavone loại aglycon. Mặc dù, isoflavone có cấu trúc hoá học giống estrogen nhưng nó không có những phản ứng hoóc môn mạnh. Bệnh nhân này đã bắt đầu thời gian điều trị ngoại trú cứ 1.5 đến 2 tháng một lần và chúng tôi thu được những kết quả rất khả quan. Mức độ PSA của ông ta đã giảm từ 10.0 trước khi điều trị xuống còn 0.96 trong vòng 2 tháng và cuối cùng giảm xuống còn 3.74 và rồi còn 3.62 dưới cả mức bình thường là 4.0. Các hình ảnh chụp CT cũng cho thấy rõ ràng khối u của ông ta đã co nhỏ lại. Ông ta đang tiếp tục điều trị mà không hề giảm CLCS (QOL) bởi vì “khả năng đàn ông” của ông ta không hề bị ảnh hưởng.
Khả năng kỳ diệu khác của Fucoidan
Không ngạc nhiên khi Fucoidan cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc điều trị các bệnh người lớn khác ngoài bệnh ung thư. Ví dụ, fucoidan cũng đem lại hiệu quả cho các bệnh nhân bị các bệnh về tim, xơ cứng động mạch, đột quỵ, đái tháo đường, loét dạ dày và các bệnh dị ứng khác. Ví dụ, các thí nghiệm do Đai học Kagoshima tiến hành và các thí nghiệm trên động vật do Phòng Nghiên cứu Fucoidan của Đại học Fukuoka đã tiến hành chứng minh rằng fucoidan có các tác dụng và hiệu quả dược lý sau: 1 hiệu quả chống ung thư và u bướu, 2 tác dụng kích thích sự miễn dịch, 3 tác dụng gây ra sự tự chết theo chu trình của các tế bào (apoptosis), 4 tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển các mạch máu mới (angiogenesis), 5 tác dụng ức chế hiện tượng đông máu (blood coagulation), 6 tác dụng giảm Colexteron (cholesterol) trong máu, 7 tác dụng ngăn ngừa cao huyết áp, 8 tác dụng ngăn ngừa sự gia tăng nồng độ đường trong máu, 9 tác dụng chống vi khuẩn Helicobacter Pylori, tác dụng chống viêm và tác dụng cải thiện tình trạng bất ổn của dạ dày, 10 tác dụng giảm cảm mạo (hay fever), các bệnh dị ứng (atopic conditions), và các dị ứng khác, 11 tác dụng chống virut và chống vi khuẩn, 12 tác dụng chống oxy hoá (oxydative) và 13 kích thích mọc tóc.
Luận án về tác dụng chống u bướu của Fucoidan
Các luận án dưới đây được trích từ các luận án công bố trên Thư viện y khoa trên mạng PubMed của Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ. Bạn có thể truy cập trang web: www.pubmed.gov để kiểm tra chi tiết hơn các luận án dưới đây hoặc cũng có thể kiểm tra bằng cách nhập các từ khóa: Fucoidan và ung thư.
Học viện Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản (2003)
Fucoidan đã gây được nhiều chú ý do thành phần an toàn của nó có thể giúp giảm thương tổn của bệnh viêm và ung thư dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra.
Cao đẳng Dược của Pháp (Khoa Dược) tại Pari (2005)
Fucoidan ức chế các tế bào dị thường mới hình thành bám vào các tế bào khỏe của
con người (Ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư).
Khoa Y, Đại học Keio Nhật Bản (2005)
Fucoidan ức chế một tế bào phát triển thành các u bạch huyết (ung thư bạch
huyết – lymphocancer) và gây ra sự tự chết theo chu trình của tế bào (sự tự
chết của các tế bào ung thư).
Đại học Yoense Hàn Quốc (Bác sỹ Hwang) (2005)
Fucoidan là một chất kích thích của bạch huyết và các thực bào (các tế bào
miễn nhiễm) để tấn công các tế bào ung thư (Hoạt động điều hoà sự miễn dịch
(immunoregulation) của Fucoidan và hợp chất Arabinogalactan bên ngoài cơ thể).
Bộ môn Khoa học Dược, Đại học Fukuoka Nhật Bản (2003)
Khẳng định Fucoidan ngăn chặn sự phân phối mạch máu của bệnh ung thư và góp
phần nâng cao hiệu của tác dụng chống u bướu.
Các câu hỏi thường gặp về Fucoidan
Q1. Fucoidan là cái gì?
Fucoidan là một sợi thức ăn được hoà tan trong nước như một thành phần của “chất nhầy” có trong các rong biển như mozuku (nemacystus decipiens) và mekabu (phần bị gấp lại của wakame). Thành phần hoá học của Fucoidan là một thuật ngữ chung chỉ một nhóm polysaccarit (polysaccharide) chứa đường fucose sunfat. So với các rong biển khác như wakame thì mozuku Okinawa có chứa nhiều Fucoidan nhất. Giáo sư Kylin.H. Z của Đại học Swedish Úppala đã tìm ra fucoidan trong thành phần nhựa của kombu vào năm 1913 nhưng khi đó nó được gọi là fucoidin. Sau đó, nó bắt đầu được gọi là fucoidan do sự thống nhất đặt tên quốc tế cho các hợp chất hữu cơ gluxit (glucide).
Q2.Tôi nên sử dụng Fucoidan bao nhiêu mỗi ngày?
Để duy trì sức khoẻ hằng ngày, bạn nên dùng ít nhất một gam fucoidan mỗi ngày. Nếu bạn mắc “một căn bệnh liên quan đến lối sống” như bệnh đái tháo đường (diabetes) hay bệnh huyết áp cao và muốn giảm tình trạng bệnh, hãy dùng hai hoặc ba gam fucoidan mỗi ngày. Nếu bạn mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh nghiêm trọng khác, thì mỗi ngày bạn phải dùng một liều tối thiểu từ ba đến sáu gam.
Q3. Tôi có thể uống các thuốc khác trong khi sử dụng Fucoidan không?
Hãy nhớ fucoidan không phải là thuốc. Nó là một thành phần tự nhiên có trong mozuku (Nemacystus decipiens) và mekabu (phần bị gấp lại của wakame (Undaria pinnatifida)). Nên không hề có ảnh hưởng xấu khi uống các thuốc được kê theo đơn cùng với fucoidan bởi vì nó giống như uống các thuốc này sau khi ăn rong biển.
Q4. Có cách nào dùng fucoidan để tạo ra tác dụng điều trị ung thư tốt hơn không?
Để tối đa hoá khả năng điều trị ung thư của fucoidan, bạn nên sử dụng sản phẩm này bốn lần một ngày: vào buổi sáng, trưa, tối và trước khi đi ngủ. Khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể lớn nhất trong ngày khi chúng ta hoạt động và nó giảm xuống khi cơ thể chúng ta nghỉ ngơi (khi chúng ta ngủ). Ngược lại, các tế bào ung thư thì hoạt động nhiều nhất khi chúng ta nghỉ ngơi. Vì thế, uống fucoidan trước khi đi ngủ là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng do đã hấp thụ quá nhiều fucoidan, vì thực chất nó giống như bạn đang ăn rong biển.
Q5. Liệu có bất kỳ tác dụng phụ nào không?
Fucoidan được chiết xuất từ mozuku và mekabu, nó là một chất tự nhiên nên không có tác dụng phụ. Không giống như việc uống thuốc quá liều, fucoidan không hề gây ra các tác dụng phụ nào ngay cả khi uống quá nhiều.
Q6. Có phải fucoidan chỉ phù hợp cho những người bị bệnh?
Chắc chắn fucoidan có nhiều chức năng và hiệu quả. Theo báo cáo, fucoidan đã được sử dụng cho nhiều ca mắc các bệnh loét dạ dày, huyết áp cao và đái tháo đường. Do đó, fucoidan cũng mang lại lợi ích cho những người khoẻ mạnh. Nếu những người khoẻ mạnh hấp thụ fucoidan, nó sẽ có ích để ngăn ngừa bệnh ung thư và các bệnh người lớn một cách hiệu quả.
Q7. Các loại ảnh hưởng nào sẽ xuất hiện nếu bạn uống fucoidan.
Đối với một vài người, họ sẽ có các biểu hiện đi ngoài phân mềm trong vòng ba đến bốn ngày. Đó là bởi vì fucoidan là một sơi rau nên có các chức năng làm sạch ruột, một vài ngày sau họ sẽ trở lại bình thường. Đi ngoài phân mềm không có nghĩa là bị mắc bệnh tiêu chảy. Nói cách khác, một triệu chứng không bình thường của ruột như táo bón sẽ không còn và cử động của ruột sẽ được cải thiện.
Nói chung, fucoidan sẽ đem lại những lợi ích lâu dài sau cho các bệnh nhân:
● Tình trạng cơ thể được cải thiện và nước bọt ngọt hơn.
● Lấy lại được vị giác và nâng cao chức năng của hệ tiêu hoá.
● Làm giảm bớt các phản ứng phụ của hoá học trị liệu (chemotherepy) và giảm bớt cơn đau do bệnh ung thư gây ra.
● Tăng khả năng miễn dịch
● Cho thấy phản ứng lâm sàng của việc giảm tác nhân gây u bướu (tumor maker) hoặc giảm các tế bào ung thư.
Tuy nhiên, nếu một người khoẻ mạnh uống fucoidan, họ có thể nhận thấy sự thay đổi về thể chất; mỗi lợi ích đều cho thấy sự khác biệt riêng. Đặc biệt với phụ nữ, fucoidan giúp họ có nước da đẹp hơn và ảnh hưởng tích cực đến chu kỳ kinh nguyệt.
Q8. Cơ chế gì của Fucoidan tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra ung thư dạ dày và loét dạ dày?
Vi khuẩn Pylori “bám vào các gốc muối axit sunfuric (sulfate groups)”. Điều này thường xảy ra với các gốc muối axit sunfuric trong màng nhầy dạ dày; khi một fucoidan xâm nhập vào dạ dày, các gốc muối axit sunfuric trong fucoidan thu hút các vi khuẩn Pylori bám vào. Các vi khuẩn Pylori bám vào các gốc muối axit sunfuric trong fucoidan sẽ được đưa đến các ruột và cuối cùng bị đào thải ra ngoài cơ thể cùng với fucoidan.
Q9. Liệu Fucoidan có hiệu quả với bệnh ung thư phổi không?
Theo báo cáo, những ca bệnh nhân nghiện rượu nặng bị ảnh hưởng nhiều đến phổi đã có nhiều biểu hiện cãi thiện chức năng của phổi nhanh chóng sau khi sử dụng fucoidan. Các kết quả này chắc chắn là do tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của fucoidan.